Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Cách trị chứng mất ngủ hiệu quả từ dân gian

Mất ngủ là căn bệnh phổ biến hiện nay khi cuộc sống ngày càng nhiều áp lực. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ, cách phòng và trị cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Theo y học cổ truyền, “sự ngủ lấy gốc ở âm huyết mọi nguyên nhân dẫn đến chân âm huyết hao tổn, âm tính không đủ để nuôi dưỡng lên tâm não đều có thể gây rối loạn giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ”.
Ngày nay, không những người có tuổi mà những người trẻ cũng hay mắc chứng bệnh mất ngủ. Mất ngủ không những làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây tổn hại đến sức khỏe không nhỏ. Hơn nữa, việc điều trị mất ngủ lại không hề đơn giản, nhiều người uống đủ thuốc Đông - Tây y mà vẫn không ngủ được.
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc giúp trị chứng mất ngủ
Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc cân đối lại thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Bài thuốc trị chứng mất ngủ từ củ gừng:

- Gừng tươi: 1 củ to hay nhỏ tùy vào mức độ ăn cay của từng người.
- Đường phèn: Lượng vừa đủ cho lượng nước 500ml
Cách nấu: Cho gừng vào nước lạnh (khoảng 600ml, cho 1 lần uống) đun sôi, sau khi nước sôi cho đường vào, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 15 phút là được.
Thời gian uống: Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ.

Bài thuốc trị chứng mất ngủ từ hạt sen:

Sen là cây thuốc quý đã được biết đến từ lâu, tất cả các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc. Trong đó, hạt sen cũng được nghiên cứu và có nhiều tác dụng khác nhau. Những năm gần đây, các nhà thực vật học đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng trong hạt sen có chất kiềm, glucôxit thơm có tác dụng an thần. Sau khi ăn hạt sen, tuyến tụy tiết ra chất insulin làm người ta dễ ngủ hơn.
Y học cổ truyền cũng như dân gian có những món ăn bài thuốc chữa mất ngủ rất đơn giản, không độc và dễ làm như ăn canh bí đỏ khoai lang, chè hạt sen long nhãn, lá vông nem, nước sắn dây nhãn lồng cũng giúp giảm các chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, lo âu, căng thẳng do làm việc quá sức, suy nhược cơ thể.
Nếu hay bị mất ngủ sau đợt lo nghĩ, ăn kém, do tâm tỳ hư. Nên ăn vị có tác dụng bổ tâm tỳ, dễ ngủ tốt nhất như bài: món chè hạt sen, long nhãn, nấm mèo, hoặc hoa lý xào tim heo, óc heo nấu canh lá hẹ hạt sen, rau rút nấu canh với xương tủy heo, bí đỏ hầm đậu phụng, hạt sen hầm bao tử heo, tim heo đực tiềm với liên nhục, long nhãn, táo đỏ. Chúng ta cũng có thể uống nước ép táo, nước ép trái dâu. Và có thể sử dụng các món chế biến từ hạt sen, ngó sen, củ sen, hoa lý, rau rút, táo, nhãn, dâu, bơ, bí đỏ, mật ong. mất ngủ lâu có thể dùng món gà hoặc tim heo tiềm với bài quy tỳ thang gia vị gồm có đảng sâm, bạch truật, phục thần, hoàng kỳ, viễn chí, táo nhân, long nhãn, liên nhục, gừng nướng, đại táo mỗi vị 10 – 12g, cam thảo 6g.
Ngoài ra, người bị mất ngủ có thể tìm đến các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên chiết xuất từ các vị thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ, tăng cường lưu thông máu như hợp hơn bì, viễn chí, ngũ vị tử,...
Ngọc Bích

Cẩn trọng với những thói quen dễ gây trầm cảm

Bất kỳ ai từng bị trầm cảm hay có người thân bị trầm cảm đều hiểu những vấn đề rắc rối mà căn bệnh này gây ra. Đối với một số người, trầm cảm là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Nó lấy đi sinh lực, sự tập trung và sự hài lòng của người bệnh. Vì vậy, mỗi người cần có lối sống khoa học để phòng ngừa bệnh trầm cảm. Dưới đây là một số thói quen trong cuộc sống dễ dẫn tới trầm cảm cho bạn lúc nào mà bạn không hay.

Cẩn thận với những thói quen dễ gây trầm cảm

1. Thiếu tập luyện gây trầm cảm

Nghe có vẻ hơɩ kỳ lạ, nhưng tập luyện rất quan trọng cho cả sức khỏe thể chất và tâm thần.
Lười vận động có thể dẫn tới trầm cảm. Ru rú trong nhà cả ngày và không tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào có thể khiến con người ta trở nên lười biếng hoặc ăn quˡ nhiều.
Lười biếng và thân hình quá khổ là cách chắc chắn để đưa bản thân vào trạng thái trầm uất. Nó không chỉ làm giảm khả năng vận động cơ thể mà còn làm giảm cả sự tự tin.

2. Chế độ ăn không hợp lý cũng có thể làm bạn bị trầm cảm

Ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho cơ thể mà còn tốt cho trí não. Những thực phẩm chứa chất béo omega-3 được xem là những “thực phẩm bổ não” vì chúng có vai trò thiết yếu đối với mô não khỏe mạnh.
Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất những chất béo này, vì thế phải lấy chúng từ thức ăn. Khi bạn không ăn những thực phẩm chứa đủ lượng chất béo omega 3, thì não sẽ dễ bị tổn thương trước sự tấn công của bệnh trầm cảm. Những thực phẩm như thịt thú rừng, cá nước lạnh và hải sản là nguồn chất béo này tốt nhất.
3. Giấc ngủ không đủ và không đúng
Bạn ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng đến các triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ của bạn, cần duy trì giờ ngủ và thức phù hợp, cả việc đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm. 
Kỉ niệm buồn
Những kỉ niệm về quá khứ đau thương, buồn bã có thể khơi dậy trong lòng bạn một ký ức man mác buồn vào một thời điểm nào đó. Chúng có thể là bất cứ điều gì, như mất mát người thân cho đến cuộc tình tan vỡ… 
Hãy gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội hay nghe một bài nhạc hay, thả mình dưới làn nước mát… bạn sẽ thấy tâm trạng phấn chấn hơn.
4. Stress
Hẳn ai cũng biết stress là nguyên nhân hàng đầu gia tăng lượng hormone cortisol. Cortisol làm cho bạn lúc nào cũng ở trong tình trạng hối hả, vội vàng, từ đó dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, gây tác động tiêu cực đến tinh thần lẫn thể chất. 
Thực tế, để giảm stress không có gì khó. Bạn đừng ôm đồm mọi việc, phân chia công việc hợp lý, và học cách nói “không” những lúc cần thiết. 
5. Sống cô lập
Sống cô lập là con đường chắc chắn dẫn đến trầm cảm. Khi bạn lảng tránh bạn bè và người thân vì bất kỳ lý do gì, thì bạn đang tạo ra mảnh đất màu mỡ cho bệnh trầm cảm.
Cô lập là điều tồi tệ nhất mà bạn có thể làm cho chính mình, về cả thể chất lẫn tinh thần. Theo các nhà nghiên cứu, những người có mạng lưới quan hệ xã hội vững chắc sẽ khó bị trầm cảm.
Có quan hệ gần gũi với bạn bè và người thân thực sự thúc đẩy hoạt động hóa học của não, làm giảm mức stress. Bất kể trong hoàn cảnh nào, thì việc giữ liên lạc với bạn bè và người thân luôn là điều quan trọng.
Không có những mối liên hệ này, năng lực tinh thần của ta sẽ sụɰ đổ và không còn khả năng đối phó với những những áp lực khác nhau của cuộc sống.
Hồng Phong

Tác hại không tưởng của chứng mất ngủ

Nhịp sống căng thẳng có thể khiến chúng ta không ngon giấc. Đôi khi làm việc trong thời gian quá dài hay vui chơi quá nhiều đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu nhưng không phải ai cũng biết nếu mất ngủ kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: tim mạch, tiểu đường, trầm cảm…

Giấc ngủ có ảnh hưởng to lớn đến đại não của con người. Khi bị mất ngủ, đại não ở trong trạng thái “ngẩn ngơ”, không thể tập trung được tinh thần vào việc gì, khả năng phán đoán giảm hẳn, sức tập trung kém, trí nhớ cũng giảm đi nhiều, đầu óc nặng nề, không tỉnh táo…
Tác hại không tưởng của chứng mất ngủ
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những hậu quả trước mắt. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ khiến bạn hay cáu gắt, lo lắng, hoảng loạn…và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng:

Mất ngủ gây giảm trí nhớ

Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn tới suy giảm hoạt động của não bộ. Giấc ngủ đủ là thời gian phục hồi lại sức lực. Thiếu ngủ dẫn đến giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động và hậu quả tất yếu là giảm tính tích cực trong cuộc sống.

Mất ngủ ảnh hưởng đến làn da

Các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ và các phương pháp trị liệu da chỉ cho chúng ta biết: Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormon sinh trưởng mà lần lượt tạo ra cortisol, một loại hormon căng thẳng được tìm thấy, có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể.
Loại hormon căng thẳng này làm tăng tình trạng viêm do mụn và hơn hết, có thể làm làn da hình thành nếp nhăn sớm. Thiếu ngủ ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ da tự nhiên, làm khô da và làm tăng độ nhạy cảm trên da. Từ đó mà lớp biểu bì trở nên yếu và khả năng tự bảo vệ rất kém, nhất là khi phải tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường như hiện nay.
Bệnh tim mạch
Khi ngủ, huyết áp cơ thể giảm xuống để cơ tim và hệ tuần hoàn có thời gian nghỉ ngơi và sửa chữa. Nếu không ngủ, quá trình này sẽ không diễn ra do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, làm giảm lưu lượng máu lên não, tăng nguy cơ đột quỵ.
Bệnh tiểu đường
Thiếu ngủ sẽ gây phản ứng căng thẳng cho cơ thể dẫn đến giảm sản sinh hormone insulin (hormone có tác dụng giảm đường huyết do tế bào tụy tiết ra) từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Trầm cảm
Thiếu ngủ là nguyên nhân làm giảm chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng con người.
Béo phì
Thiếu ngủ sẽ làm gia tăng hoóc-môn gây cảm giác thèm ăn đặc biệt thèm ăn các chất béo khiến bạn dễ có nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Và thủ phạm gây ra tình trạng trên đa phần là do trục trặc trong quá trình sản xuất hoóc-môn melatonin ở tuyến tùng do các yếu tố tuổi tác (từ 35 tuổi trở lên, cơ thể giảm dần sản xuất melatonin đặc biệt phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, người cao tuổi), những lo lắng, căng thẳng, stress trong cuộc sống, do tính chất công việc làm theo ca, thay đổi múi giờ….
Mai Liên

Cần đề phòng các nhân tố gây bệnh tâm thần

Cuối thế kỷ 20 các nhà tâm thần học thế giới đã tập trung nghiên cứu về bệnh tâm thần. Trung bình cứ khoảng 10 năm lại có bảng phân loại bệnh tâm thần mới trên cơ sở bảng phân loại cũ có sửa chữa và bổ sung. Trên cơ sở đó, đến nay người ta thống nhất khái niệm chung về bệnh tâm thần và nguyên nhân sinh bệnh.

Đối tượng hay mắc bệnh về thần và kiểu thần kinh yếu, gặp nhiều áp lực trong cuộc sống
Yếu tố di truyền, tuổi tác giới tinh, lối sống... phát sinh bệnh tâm thần

Những nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần

Nguyên nhân các bệnh tâm thần là một vấn đề phức tạp. Hiện nay, có những bệnh tâm thần nguyên nhân đã rõ ràng, nhưng vẫn còn nguyên nhân một số bệnh tâm thần chưa xác định được. Xung quanh vấn đề bệnh nguyên và bệnh sinh, các bệnh tâm thần còn tồn tại nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau.
- Bệnh tâm thần phát sinh do các nguyên nhân thực thể. Là những bệnh mà nguyên nhân do tổn thương trực tiếp tại tổ chức não hay ngoài não gây trở ngại hoạt động của não:
+ Do tổn thương trực tiếp đến tổ chức não: Chấn thương sọ não, nhiễm trùng thần kinh (viêm não, giang mai thần kinh...), nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma tuý, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp...), các bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não, xơ rải rác, tai biến mạch máu não...).
+ Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não: các bệnh nội khoa, nội tiết, các bệnh về chuyển hóa và thiếu vitamin...
- Bệnh tâm thần phát sinh do các nguyên nhân tâm lý:
+ Bệnh loạn thần phản ứng bao gồm: loạn thần phản ứng cấp, rối loạn sang chấn sau stress (PTSD), rối loạn thích ứng.
+ Căng thẳng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly.
+ Rối loạn hành vi ở thanh, thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã hội không thuận lợi.
+ Rối loạn ám ảnh, lo âu...
- Bệnh tâm thần phát sinh do cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm thần bệnh lý: Các dị tật bẩm sinh, thiếu sót về hình thành nhân cách.
- Các nguyên nhân chưa rõ ràng (nội sinh): Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác nhau (di truyền, chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo thể chất...) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu. Các rối loạn tâm thần nội sinh thường gặp là: Bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc nguyên phát, động kinh nguyên phát.       

Các nhân tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh

+ Nhân tố di truyền: Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một số bệnh tâm thần nhưng không phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần phát sinh trong một thành viên của gia đình mà không thấy trong những thành viên khác, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu đều khỏe mạnh bình thường. Cũng có trường hợp nhân tố di truyền không tác động vào thế hệ tiếp theo mà vào thế hệ sau nữa.
+ Yếu tố nhân cách bao gồm: thích thú, khuynh hướng, năng lực, tính cách, khí chất... Nhân cách mạnh, bền vững là một nhân tố chống lại sự phát sinh các bệnh tâm thần, nhất là các bệnh do căn nguyên tâm lý. Khi bị bệnh tâm thần,  người có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn. Nhân cách yếu, không bền vững là một yếu tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh, khi mắc bệnh tâm thần thì sẽ hồi phục khó khăn và chậm.
+ Tuổi tác: Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm lý riêng, vì thế có những loại bệnh tâm thần thường hay xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứa tuổi khác.
+ Giới tính: Nam giới thường mắc bệnh tâm thần nhiều hơn nữ giới. Các bệnh tâm thần do chấn thương sọ não, nghiện rượu, bệnh động kinh... thường gặp ở nam giới. Các bệnh rối loạn phân ly (hysteria), rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm, lo âu... hay gặp ở nữ giới. Đặc biệt phụ nữ còn có những rối loạn tâm thần do những biến động của nội tiết vào các thời kỳ: dậy thì, kỳ kinh nguyệt, sinh nở, tiền mãn kinh và mãn kinh.
+ Tình trạng sức khỏe toàn thân: Trên thực tế lâm sàng thường gặp những bệnh nhân tâm thần phát sinh khi sức khỏe bị giảm sút, mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, làm việc quá sức... Khi người bệnh tâm thần quá suy kiệt thì chú ý nâng cao thể trạng để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
PGS.TS. Trần Văn Cường - suckhoedoisong.vn

Giải pháp nào cho bệnh nhân bị rối loạn lo âu

Lo lắng là một phản ứng thông thường đối với stress. Nó giúp bạn đương đầu với những tình huống căng thẳng. Tuy nhiên nếu lo lắng quá mức sẽ trở thành bệnh, gọi là chứng: "rối loạn lo âu".

Khái quát chung về rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là người bệnh luôn trong trạng thái kinh sợ quá mức đối với mọi sự việc, hoàn cảnh, chẳng hạn như đi thang máy, ra khỏi nhà. Họ thường cảm thấy sợ và bất an về tất cả mọi thứ xung quanh. Những xúc cảm này rất khó kiểm soát và càng làm họ kinh sợ hơn và trạng thái này thường kéo dài hơn rất nhiều so với lo lắng thông thường thì bạn đã chuyển sang một trạng thái lo âu bệnh lý: Bệnh lo âu (Anxiety Disorder). Bệnh còn có tên khác là rối loạn lo âu toàn thể. 


Ở người mắc rối loạn lo âu lan tỏa thì trầm cảm là bệnh tâm thần thường kết hợp nhất, xảy ra gần 2/3 các trường hợp. Rối loạn hoảng loạn có ở 1/4 số bệnh nhân có rối loạn lo âu lan tỏa, lạm dụng rượu có nhiều hơn 1/3 các trường hợp. Các nghiên cứu gần đây trên trẻ sinh đôi cho thấy xu hướng chung các yếu tố di truyền của cả hai rối loạn lo âu lan tỏa và trầm cảm, và một báo cáo mới đây đề nghị một khác biệt di truyền về gien vận chuyển serotonin có thể góp phần ở người có cả hai bệnh lý này]. Theo thống kê riêng ở Mỹ của dự án nghiên cứu National Comorbidity Survey trong năm 2005 (một dự án nghiên cứu về tỉ lệ các rối loạn tâm thần ở người Mỹ) thì 58% bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm có rối loạn lo âu, trong số đó 17,2% là rối loạn lo âu lan tỏa, 9,9% là rối loạn hoảng sợ.

Tìm hiểu và giải pháp căn bệnh rối loạn lo âu

Cải thiện rối loạn lo âu bằng thay đổi sinh hoạt

Tại Hoa Kỳ, lo âu đứng hàng đầu trong số các tâm bệnh nhưng chỉ 25% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị. Bệnh lo âu thấy ở mọi người, mọi giới, mọi tuổi nhưng nữ giới thường bị bệnh nhiều gấp đôi.
Bạn có bị rối loạn lo âu hay không? 
Nếu bạn có ít nhất 4 câu trả lời “có” cho các câu hỏi dưới đây thì bạn đã bị rối loạn lo âu: 
• Bạn có thường xuyên thấy căng thẳng, lo lắng hoặc dễ cáu kỉnh, bực mình?
• Sự lo lắng của bạn có ảnh hưởng đến công việc, học tập hoặc nhiệm vụ của bạn trong gia đình không?
• Bạn cảm thấy sợ hãi mà bạn biết là mình sợ rất vô lý nhưng không thể kiểm soát được điều đó?
• Bạn có tin rằng có một điều gì xấu sẽ xảy ra nếu có một số việc không được làm theo cách mà bạn nghĩ?
• Bạn có né tránh những tình huống hoặc những hoạt động nhất định nào đó bởi vì nó gây cho bạn lo lắng?
• Bạn có bị những cơn nhịp tim đập nhanh mà bạn thường cho là mình bị bệnh lý về tim mạch và đi khám thì không có bệnh lý gì về tim mạch không?
• Bạn có cảm giác như là có điều gì nguy hiểm và thảm họa gì đó sắp xảy ra đối với bạn không? 

Điều trị rối loạn lo âu như thế nào

Nếu không điều trị, rối loạn lo âu nặng có thể gây ra đau đớn và buồn rầu, đòi hỏi phải được điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân cần được các nhà chuyên môn như các bác sĩ đa khoa, các nhà tâm thần học thăm khám và cho chỉ định điều trị.
Có một số cách làm giảm lo âu nhẹ: 
- Nói với người khác về cảm giác của mình.
- Ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí hợp lý, thường xuyên tập thể dục, thể thao (những điều mà người rối loạn lo âu thường bỏ qua). Đôi khi chỉ việc ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện đều đặn hằng ngày sẽ tạo nên một chuỗi các yếu tố giúp lành bệnh.
- Thư giãn, dưỡng sinh luyện tập, thở khí công rất có lợi cho việc trị bệnh.
Một số cách phòng ngừa suy nhược thần kinh:
- Thực hiện lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích…
- Biết lượng sức mình, không nên đặt tham vọng thử thách quá cao mà bản thân không thể thực hiện được.
- Học hỏi bạn bè, quan hệ cởi mở
- Tránh ích kỷ, thù hằn
- Nên nói ra tình trạng buồn phiền, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể và thần kinh) với người thân cận hoặc ai đó mà chúng ta tin tưởng.
Về dùng thuốc: hiện nay trên thị trường đang có một loại thảo có tên Kim Thần Khang dược hỗ trợ điều trị cho người bị rối loạn lo lâu. Với các thành phần như Hợp hoan bì, toan táo nhân, Licethin,… giúp làm dịu thần kinh, giảm hồi hộp lo lắng, tăng cường sức khỏe thần kinh tâm thần

Bệnh trầm cảm và các dấu hiệu cần chú ý

1. Tìm hiểu chung về trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần gồm nhiều triệu chứng, hay gặp nhất là người bệnh cảm thấy buồn bã và tỏ ra không quan tâm hay thích thú đối với mọi chuyện xung quanh, kể cả bản thân mình. Người bệnh cũng hay thấy mệt mỏi, không còn hy vọng vào tương lai, thế giới xung quanh họ chỉ luôn là màu xanh u ám.
- Trầm cảm có thể xuất hiện bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp nhất là độ tuổi từ 24 đến 44 và đang trở lên ngày càng phổ biến. Các nhà nghiên cứu đã thống kê tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp đôi nam giới. 
Dấu hiệu của trầm cảm
Buồn bã là dấu hiệu của trầm cảm

2. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm:


Có vài yếu tố được nghĩ là nguyên nhân gây bệnh:
- Yếu tố sinh hóa:
Sự thiếu hụt 2 chất Serotonin và Norepinephrine trong não được nghĩ rằng sẽ gây ra vài triệu chứng như lo âu, dễ bực tức và mệt mỏi.
- Yếu tố di truyền:
Trầm cảm có thể di truyền. Thí dụ trong trường hợp trẻ sanh đôi cùng trứng, nếu một trẻ bị trầm cảm thì trẻ kia có đến 70% nguy cơ sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống.
- Yếu tố nhân cách:
Những người hay tự đánh giá thấp bản thân, những người dễ bị tác động bởi các hoàn cảnh bất lợi, những người bi quan thì dễ bị bệnh.
- Yếu tố môi trường:
Những người thường xuyên tiếp xúc với các cảnh bạo lực, sự ruồng bỏ, sự lạm dụng hay sự lạm dụng hay sự nghèo khổ thì sẽ dễ bị trầm cảm.
Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng trầm cảm vẫn có thể xuất hiện trong những hoàn cảnh sống khác.

3. Phương pháp điều trị.


Trầm cảm là loại bệnh nếu được chữa trị sớm và đúng cách thì tỷ lệ bệnh ổn định khá cao (70-80%). Cần động viên bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần điều trị sớm nếu bản thân họ không nhận ra mình đang có các triệu chứng liên quan đến bệnh trầm cảm hoặc khi bệnh nhân sợ các đồng nghiệp, bạn bè hay người thân sẽ cười chê mình.
Chú ý:
- Việc phát hiện và điều trị bệnh chậm trễ sẽ rất nguy hiểm vì nguy cơ tự tử ở loại bệnh này rất cao (1 trong 5 người bệnh trầm cảm sẽ chết vì tự tử).
- Bệnh không thể tự chữa khỏi chỉ bằng tập thể dục, thay đổi chế độ ăn hay đi nghỉ mát, mà phải được điều trị bằng thuốc phối hợp với tâm lý liệu pháp.
- Thuốc chống trầm cảm không phải là thuốc ngủ và không gây nghiện.
- Thuốc chỉ phát huy tác dụng đầy đủ sau 3-6 tuần điều trị liên tục, do đó không nên thay đổi liều hoặc đổi loại thuốc khác quá sớm trước thời gian này.
+ Sau khi triệu chứng bệnh đã giảm bớt, cần tiếp tục uống thuốc trong thời gian tối thiểu là 6 tháng nữa.
+ Tâm lý liệu pháp (điều trị bằng cách nói chuyện với bệnh nhân) có thể được sử dụng một mình trong trường hợp trầm cảm nhẹ hay phối hợp với thuốc chống trầm cảm trong trường hợp trầm cảm trung bình hoặc nặng. 
Trường hợp của em nên đi khám và điều trị dứt điểm. Ngoài ra, trong giai đoạn này em cần chia sẻ với những người thân trong gia đình và bạn bè!

Ngọc Diệp

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

ĐIỂM TÊN 6 DẤU HIỆU CỦA SUY NHƯỢC THẦN KINH

Có khi nào sau một áp lực công việc hay gánh nặng trong cuộc sống, bạn cảm thấy cơ thể trở nên uể oải, rã rời, hay bị hốt hoảng, mất ngủ và bạn lo sợ rằng mình có thể mắc một căn bệnh nan y nào đó?
Vào tình huống đó, bạn không nên lo lắng bởi đó có thể là những dấu hiệu của chứng suy nhược thần kinh, xảy ra do sự suy kiệt của não bộ do phải chịu những căng thẳng quá mức. Hãy cùng tìm hiểu xem các dấu hiệu của suy nhược thần kinh là gì để có biện pháp phòng tránh từ sớm nhé.

1. Suy nhược thần kinh làm giảm khả năng tập trung 

Bạn được giao một công việc “nhỏ như con kiến” nhưng thời gian bạn dành cho việc hoàn thành nó kéo dài đằng đẵng tựa như vài thế kỉ, bạn không thể nắm rõ hoặc chỉ hiểu công việc một cách mơ hồ. Đó là do khả năng tập trung của bạn đang có dấu hiệu “về MO”, một trong những dấu hiệu đặc trưng của thần kinh suy nhược. Để giảm tình trạng này, bạn nên tránh xa các stress, tập thư giãn và nghỉ ngơi một cách hợp lí.

                         

                       Giảm khả năng tập trung là một dấu hiệu của suy nhược thần kinh

2. Khó ngủ

Lên giường vài tiếng mà không thể ngủ vì có quá nhiều suy nghĩ cứ bay luẩn quẩn trong đầu, dễ bị kích thích chỉ bởi tiếng động nhỏ, bạn cứ lăn qua lăn lại, hay bị tỉnh dậy giữa đêm và không tài nào ngủ lại được. Tất cả những điều đó kéo dài lâu ngày sẽ làm cho sức khỏe bạn xuống dốc không phanh. Suy nhược thần kinh gây ra mất ngủ và mất ngủ làm cho bệnh trở lên trầm trọng, tất cả tạo nên một vòng xoắn bệnh lí, nếu không thay đổi lối sống thì bạn rất khó thoát ra khỏi vòng tròn đó.
3. Thay đổi thói quen ăn uống và cân nặng
Những bất ổn trong tâm trạng làm một số người bị tăng hoặc giảm cân đột ngột, một số người không muốn ăn gì, lại có người ăn rất nhiều. Hãy đi kiểm tra sức khỏe tổng quan bởi mọi sự biến đổi về ăn uống và cân nặng có thể là dấu hiệu của suy nhược thần kinh hoặc các bệnh lí nguy hiểm.
4. Nghiện rượu và thuốc lá nhiều hơn
Nhiều người bị suy nhược thần kinh, cảm thấy cuộc sống bế tắc, chán nản. Họ mượn rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác để giải quyết nỗi buồn và sự bất ổn tâm trạng nhưng điều đó lại càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh.
5. Cảm thấy cả người chỗ nào cũng có bệnh
Ngoài những vấn đề về tâm trạng, bạn còn có triệu chứng bị hồi hộp, khó thở, đau ngực, đau bụng, đau nhức xương. Những vấn đề này làm bạn hoài nghi mình bị bệnh nặng nhưng khi đi khám chuyên khoa tim mạch và dạ dày thì lại không tìm thấy nguyên nhân. Lúc đó, hãy nghĩ đến suy nhược thần kinh.
5. Xu hướng cảm thấy bị cô lập 
Chán nản làm bạn cảm thấy mọi người đang thờ ơ, bạn đành phải tự chui vào “vỏ ốc” để gặm nhấm những vấn đề không lối thoát của chính mình. Bạn cần biết rằng nếu kéo dài tình trạng này, có khả năng sẽ tiến triển thành trầm cảm. Bởi vậy, hãy chia sẻ với mọi người để được hỗ trợ tốt nhất về tâm lí.
Nếu có các dấu hiệu trên, đã đến lúc bạn nhìn nhận lại cuộc sống rồi đấy. Hãy lập ra một kế hoạch để cải thiện tâm trạng ngay, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
Bích Ngọc.