Hiển thị các bài đăng có nhãn tâm thần. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tâm thần. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Cần đề phòng các nhân tố gây bệnh tâm thần

Cuối thế kỷ 20 các nhà tâm thần học thế giới đã tập trung nghiên cứu về bệnh tâm thần. Trung bình cứ khoảng 10 năm lại có bảng phân loại bệnh tâm thần mới trên cơ sở bảng phân loại cũ có sửa chữa và bổ sung. Trên cơ sở đó, đến nay người ta thống nhất khái niệm chung về bệnh tâm thần và nguyên nhân sinh bệnh.

Đối tượng hay mắc bệnh về thần và kiểu thần kinh yếu, gặp nhiều áp lực trong cuộc sống
Yếu tố di truyền, tuổi tác giới tinh, lối sống... phát sinh bệnh tâm thần

Những nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần

Nguyên nhân các bệnh tâm thần là một vấn đề phức tạp. Hiện nay, có những bệnh tâm thần nguyên nhân đã rõ ràng, nhưng vẫn còn nguyên nhân một số bệnh tâm thần chưa xác định được. Xung quanh vấn đề bệnh nguyên và bệnh sinh, các bệnh tâm thần còn tồn tại nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau.
- Bệnh tâm thần phát sinh do các nguyên nhân thực thể. Là những bệnh mà nguyên nhân do tổn thương trực tiếp tại tổ chức não hay ngoài não gây trở ngại hoạt động của não:
+ Do tổn thương trực tiếp đến tổ chức não: Chấn thương sọ não, nhiễm trùng thần kinh (viêm não, giang mai thần kinh...), nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma tuý, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp...), các bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não, xơ rải rác, tai biến mạch máu não...).
+ Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não: các bệnh nội khoa, nội tiết, các bệnh về chuyển hóa và thiếu vitamin...
- Bệnh tâm thần phát sinh do các nguyên nhân tâm lý:
+ Bệnh loạn thần phản ứng bao gồm: loạn thần phản ứng cấp, rối loạn sang chấn sau stress (PTSD), rối loạn thích ứng.
+ Căng thẳng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly.
+ Rối loạn hành vi ở thanh, thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã hội không thuận lợi.
+ Rối loạn ám ảnh, lo âu...
- Bệnh tâm thần phát sinh do cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm thần bệnh lý: Các dị tật bẩm sinh, thiếu sót về hình thành nhân cách.
- Các nguyên nhân chưa rõ ràng (nội sinh): Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác nhau (di truyền, chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo thể chất...) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu. Các rối loạn tâm thần nội sinh thường gặp là: Bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc nguyên phát, động kinh nguyên phát.       

Các nhân tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh

+ Nhân tố di truyền: Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một số bệnh tâm thần nhưng không phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần phát sinh trong một thành viên của gia đình mà không thấy trong những thành viên khác, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu đều khỏe mạnh bình thường. Cũng có trường hợp nhân tố di truyền không tác động vào thế hệ tiếp theo mà vào thế hệ sau nữa.
+ Yếu tố nhân cách bao gồm: thích thú, khuynh hướng, năng lực, tính cách, khí chất... Nhân cách mạnh, bền vững là một nhân tố chống lại sự phát sinh các bệnh tâm thần, nhất là các bệnh do căn nguyên tâm lý. Khi bị bệnh tâm thần,  người có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn. Nhân cách yếu, không bền vững là một yếu tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh, khi mắc bệnh tâm thần thì sẽ hồi phục khó khăn và chậm.
+ Tuổi tác: Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm lý riêng, vì thế có những loại bệnh tâm thần thường hay xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứa tuổi khác.
+ Giới tính: Nam giới thường mắc bệnh tâm thần nhiều hơn nữ giới. Các bệnh tâm thần do chấn thương sọ não, nghiện rượu, bệnh động kinh... thường gặp ở nam giới. Các bệnh rối loạn phân ly (hysteria), rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm, lo âu... hay gặp ở nữ giới. Đặc biệt phụ nữ còn có những rối loạn tâm thần do những biến động của nội tiết vào các thời kỳ: dậy thì, kỳ kinh nguyệt, sinh nở, tiền mãn kinh và mãn kinh.
+ Tình trạng sức khỏe toàn thân: Trên thực tế lâm sàng thường gặp những bệnh nhân tâm thần phát sinh khi sức khỏe bị giảm sút, mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, làm việc quá sức... Khi người bệnh tâm thần quá suy kiệt thì chú ý nâng cao thể trạng để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
PGS.TS. Trần Văn Cường - suckhoedoisong.vn

Giải pháp nào cho bệnh nhân bị rối loạn lo âu

Lo lắng là một phản ứng thông thường đối với stress. Nó giúp bạn đương đầu với những tình huống căng thẳng. Tuy nhiên nếu lo lắng quá mức sẽ trở thành bệnh, gọi là chứng: "rối loạn lo âu".

Khái quát chung về rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là người bệnh luôn trong trạng thái kinh sợ quá mức đối với mọi sự việc, hoàn cảnh, chẳng hạn như đi thang máy, ra khỏi nhà. Họ thường cảm thấy sợ và bất an về tất cả mọi thứ xung quanh. Những xúc cảm này rất khó kiểm soát và càng làm họ kinh sợ hơn và trạng thái này thường kéo dài hơn rất nhiều so với lo lắng thông thường thì bạn đã chuyển sang một trạng thái lo âu bệnh lý: Bệnh lo âu (Anxiety Disorder). Bệnh còn có tên khác là rối loạn lo âu toàn thể. 


Ở người mắc rối loạn lo âu lan tỏa thì trầm cảm là bệnh tâm thần thường kết hợp nhất, xảy ra gần 2/3 các trường hợp. Rối loạn hoảng loạn có ở 1/4 số bệnh nhân có rối loạn lo âu lan tỏa, lạm dụng rượu có nhiều hơn 1/3 các trường hợp. Các nghiên cứu gần đây trên trẻ sinh đôi cho thấy xu hướng chung các yếu tố di truyền của cả hai rối loạn lo âu lan tỏa và trầm cảm, và một báo cáo mới đây đề nghị một khác biệt di truyền về gien vận chuyển serotonin có thể góp phần ở người có cả hai bệnh lý này]. Theo thống kê riêng ở Mỹ của dự án nghiên cứu National Comorbidity Survey trong năm 2005 (một dự án nghiên cứu về tỉ lệ các rối loạn tâm thần ở người Mỹ) thì 58% bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm có rối loạn lo âu, trong số đó 17,2% là rối loạn lo âu lan tỏa, 9,9% là rối loạn hoảng sợ.

Tìm hiểu và giải pháp căn bệnh rối loạn lo âu

Cải thiện rối loạn lo âu bằng thay đổi sinh hoạt

Tại Hoa Kỳ, lo âu đứng hàng đầu trong số các tâm bệnh nhưng chỉ 25% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị. Bệnh lo âu thấy ở mọi người, mọi giới, mọi tuổi nhưng nữ giới thường bị bệnh nhiều gấp đôi.
Bạn có bị rối loạn lo âu hay không? 
Nếu bạn có ít nhất 4 câu trả lời “có” cho các câu hỏi dưới đây thì bạn đã bị rối loạn lo âu: 
• Bạn có thường xuyên thấy căng thẳng, lo lắng hoặc dễ cáu kỉnh, bực mình?
• Sự lo lắng của bạn có ảnh hưởng đến công việc, học tập hoặc nhiệm vụ của bạn trong gia đình không?
• Bạn cảm thấy sợ hãi mà bạn biết là mình sợ rất vô lý nhưng không thể kiểm soát được điều đó?
• Bạn có tin rằng có một điều gì xấu sẽ xảy ra nếu có một số việc không được làm theo cách mà bạn nghĩ?
• Bạn có né tránh những tình huống hoặc những hoạt động nhất định nào đó bởi vì nó gây cho bạn lo lắng?
• Bạn có bị những cơn nhịp tim đập nhanh mà bạn thường cho là mình bị bệnh lý về tim mạch và đi khám thì không có bệnh lý gì về tim mạch không?
• Bạn có cảm giác như là có điều gì nguy hiểm và thảm họa gì đó sắp xảy ra đối với bạn không? 

Điều trị rối loạn lo âu như thế nào

Nếu không điều trị, rối loạn lo âu nặng có thể gây ra đau đớn và buồn rầu, đòi hỏi phải được điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân cần được các nhà chuyên môn như các bác sĩ đa khoa, các nhà tâm thần học thăm khám và cho chỉ định điều trị.
Có một số cách làm giảm lo âu nhẹ: 
- Nói với người khác về cảm giác của mình.
- Ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí hợp lý, thường xuyên tập thể dục, thể thao (những điều mà người rối loạn lo âu thường bỏ qua). Đôi khi chỉ việc ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện đều đặn hằng ngày sẽ tạo nên một chuỗi các yếu tố giúp lành bệnh.
- Thư giãn, dưỡng sinh luyện tập, thở khí công rất có lợi cho việc trị bệnh.
Một số cách phòng ngừa suy nhược thần kinh:
- Thực hiện lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích…
- Biết lượng sức mình, không nên đặt tham vọng thử thách quá cao mà bản thân không thể thực hiện được.
- Học hỏi bạn bè, quan hệ cởi mở
- Tránh ích kỷ, thù hằn
- Nên nói ra tình trạng buồn phiền, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể và thần kinh) với người thân cận hoặc ai đó mà chúng ta tin tưởng.
Về dùng thuốc: hiện nay trên thị trường đang có một loại thảo có tên Kim Thần Khang dược hỗ trợ điều trị cho người bị rối loạn lo lâu. Với các thành phần như Hợp hoan bì, toan táo nhân, Licethin,… giúp làm dịu thần kinh, giảm hồi hộp lo lắng, tăng cường sức khỏe thần kinh tâm thần

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

ĐIỂM TÊN 6 DẤU HIỆU CỦA SUY NHƯỢC THẦN KINH

Có khi nào sau một áp lực công việc hay gánh nặng trong cuộc sống, bạn cảm thấy cơ thể trở nên uể oải, rã rời, hay bị hốt hoảng, mất ngủ và bạn lo sợ rằng mình có thể mắc một căn bệnh nan y nào đó?
Vào tình huống đó, bạn không nên lo lắng bởi đó có thể là những dấu hiệu của chứng suy nhược thần kinh, xảy ra do sự suy kiệt của não bộ do phải chịu những căng thẳng quá mức. Hãy cùng tìm hiểu xem các dấu hiệu của suy nhược thần kinh là gì để có biện pháp phòng tránh từ sớm nhé.

1. Suy nhược thần kinh làm giảm khả năng tập trung 

Bạn được giao một công việc “nhỏ như con kiến” nhưng thời gian bạn dành cho việc hoàn thành nó kéo dài đằng đẵng tựa như vài thế kỉ, bạn không thể nắm rõ hoặc chỉ hiểu công việc một cách mơ hồ. Đó là do khả năng tập trung của bạn đang có dấu hiệu “về MO”, một trong những dấu hiệu đặc trưng của thần kinh suy nhược. Để giảm tình trạng này, bạn nên tránh xa các stress, tập thư giãn và nghỉ ngơi một cách hợp lí.

                         

                       Giảm khả năng tập trung là một dấu hiệu của suy nhược thần kinh

2. Khó ngủ

Lên giường vài tiếng mà không thể ngủ vì có quá nhiều suy nghĩ cứ bay luẩn quẩn trong đầu, dễ bị kích thích chỉ bởi tiếng động nhỏ, bạn cứ lăn qua lăn lại, hay bị tỉnh dậy giữa đêm và không tài nào ngủ lại được. Tất cả những điều đó kéo dài lâu ngày sẽ làm cho sức khỏe bạn xuống dốc không phanh. Suy nhược thần kinh gây ra mất ngủ và mất ngủ làm cho bệnh trở lên trầm trọng, tất cả tạo nên một vòng xoắn bệnh lí, nếu không thay đổi lối sống thì bạn rất khó thoát ra khỏi vòng tròn đó.
3. Thay đổi thói quen ăn uống và cân nặng
Những bất ổn trong tâm trạng làm một số người bị tăng hoặc giảm cân đột ngột, một số người không muốn ăn gì, lại có người ăn rất nhiều. Hãy đi kiểm tra sức khỏe tổng quan bởi mọi sự biến đổi về ăn uống và cân nặng có thể là dấu hiệu của suy nhược thần kinh hoặc các bệnh lí nguy hiểm.
4. Nghiện rượu và thuốc lá nhiều hơn
Nhiều người bị suy nhược thần kinh, cảm thấy cuộc sống bế tắc, chán nản. Họ mượn rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác để giải quyết nỗi buồn và sự bất ổn tâm trạng nhưng điều đó lại càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh.
5. Cảm thấy cả người chỗ nào cũng có bệnh
Ngoài những vấn đề về tâm trạng, bạn còn có triệu chứng bị hồi hộp, khó thở, đau ngực, đau bụng, đau nhức xương. Những vấn đề này làm bạn hoài nghi mình bị bệnh nặng nhưng khi đi khám chuyên khoa tim mạch và dạ dày thì lại không tìm thấy nguyên nhân. Lúc đó, hãy nghĩ đến suy nhược thần kinh.
5. Xu hướng cảm thấy bị cô lập 
Chán nản làm bạn cảm thấy mọi người đang thờ ơ, bạn đành phải tự chui vào “vỏ ốc” để gặm nhấm những vấn đề không lối thoát của chính mình. Bạn cần biết rằng nếu kéo dài tình trạng này, có khả năng sẽ tiến triển thành trầm cảm. Bởi vậy, hãy chia sẻ với mọi người để được hỗ trợ tốt nhất về tâm lí.
Nếu có các dấu hiệu trên, đã đến lúc bạn nhìn nhận lại cuộc sống rồi đấy. Hãy lập ra một kế hoạch để cải thiện tâm trạng ngay, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
Bích Ngọc.