Hiển thị các bài đăng có nhãn rối loạn lo âu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn rối loạn lo âu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Giải pháp nào cho bệnh nhân bị rối loạn lo âu

Lo lắng là một phản ứng thông thường đối với stress. Nó giúp bạn đương đầu với những tình huống căng thẳng. Tuy nhiên nếu lo lắng quá mức sẽ trở thành bệnh, gọi là chứng: "rối loạn lo âu".

Khái quát chung về rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là người bệnh luôn trong trạng thái kinh sợ quá mức đối với mọi sự việc, hoàn cảnh, chẳng hạn như đi thang máy, ra khỏi nhà. Họ thường cảm thấy sợ và bất an về tất cả mọi thứ xung quanh. Những xúc cảm này rất khó kiểm soát và càng làm họ kinh sợ hơn và trạng thái này thường kéo dài hơn rất nhiều so với lo lắng thông thường thì bạn đã chuyển sang một trạng thái lo âu bệnh lý: Bệnh lo âu (Anxiety Disorder). Bệnh còn có tên khác là rối loạn lo âu toàn thể. 


Ở người mắc rối loạn lo âu lan tỏa thì trầm cảm là bệnh tâm thần thường kết hợp nhất, xảy ra gần 2/3 các trường hợp. Rối loạn hoảng loạn có ở 1/4 số bệnh nhân có rối loạn lo âu lan tỏa, lạm dụng rượu có nhiều hơn 1/3 các trường hợp. Các nghiên cứu gần đây trên trẻ sinh đôi cho thấy xu hướng chung các yếu tố di truyền của cả hai rối loạn lo âu lan tỏa và trầm cảm, và một báo cáo mới đây đề nghị một khác biệt di truyền về gien vận chuyển serotonin có thể góp phần ở người có cả hai bệnh lý này]. Theo thống kê riêng ở Mỹ của dự án nghiên cứu National Comorbidity Survey trong năm 2005 (một dự án nghiên cứu về tỉ lệ các rối loạn tâm thần ở người Mỹ) thì 58% bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm có rối loạn lo âu, trong số đó 17,2% là rối loạn lo âu lan tỏa, 9,9% là rối loạn hoảng sợ.

Tìm hiểu và giải pháp căn bệnh rối loạn lo âu

Cải thiện rối loạn lo âu bằng thay đổi sinh hoạt

Tại Hoa Kỳ, lo âu đứng hàng đầu trong số các tâm bệnh nhưng chỉ 25% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị. Bệnh lo âu thấy ở mọi người, mọi giới, mọi tuổi nhưng nữ giới thường bị bệnh nhiều gấp đôi.
Bạn có bị rối loạn lo âu hay không? 
Nếu bạn có ít nhất 4 câu trả lời “có” cho các câu hỏi dưới đây thì bạn đã bị rối loạn lo âu: 
• Bạn có thường xuyên thấy căng thẳng, lo lắng hoặc dễ cáu kỉnh, bực mình?
• Sự lo lắng của bạn có ảnh hưởng đến công việc, học tập hoặc nhiệm vụ của bạn trong gia đình không?
• Bạn cảm thấy sợ hãi mà bạn biết là mình sợ rất vô lý nhưng không thể kiểm soát được điều đó?
• Bạn có tin rằng có một điều gì xấu sẽ xảy ra nếu có một số việc không được làm theo cách mà bạn nghĩ?
• Bạn có né tránh những tình huống hoặc những hoạt động nhất định nào đó bởi vì nó gây cho bạn lo lắng?
• Bạn có bị những cơn nhịp tim đập nhanh mà bạn thường cho là mình bị bệnh lý về tim mạch và đi khám thì không có bệnh lý gì về tim mạch không?
• Bạn có cảm giác như là có điều gì nguy hiểm và thảm họa gì đó sắp xảy ra đối với bạn không? 

Điều trị rối loạn lo âu như thế nào

Nếu không điều trị, rối loạn lo âu nặng có thể gây ra đau đớn và buồn rầu, đòi hỏi phải được điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân cần được các nhà chuyên môn như các bác sĩ đa khoa, các nhà tâm thần học thăm khám và cho chỉ định điều trị.
Có một số cách làm giảm lo âu nhẹ: 
- Nói với người khác về cảm giác của mình.
- Ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí hợp lý, thường xuyên tập thể dục, thể thao (những điều mà người rối loạn lo âu thường bỏ qua). Đôi khi chỉ việc ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện đều đặn hằng ngày sẽ tạo nên một chuỗi các yếu tố giúp lành bệnh.
- Thư giãn, dưỡng sinh luyện tập, thở khí công rất có lợi cho việc trị bệnh.
Một số cách phòng ngừa suy nhược thần kinh:
- Thực hiện lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích…
- Biết lượng sức mình, không nên đặt tham vọng thử thách quá cao mà bản thân không thể thực hiện được.
- Học hỏi bạn bè, quan hệ cởi mở
- Tránh ích kỷ, thù hằn
- Nên nói ra tình trạng buồn phiền, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể và thần kinh) với người thân cận hoặc ai đó mà chúng ta tin tưởng.
Về dùng thuốc: hiện nay trên thị trường đang có một loại thảo có tên Kim Thần Khang dược hỗ trợ điều trị cho người bị rối loạn lo lâu. Với các thành phần như Hợp hoan bì, toan táo nhân, Licethin,… giúp làm dịu thần kinh, giảm hồi hộp lo lắng, tăng cường sức khỏe thần kinh tâm thần

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

ĐIỂM TÊN 6 DẤU HIỆU CỦA SUY NHƯỢC THẦN KINH

Có khi nào sau một áp lực công việc hay gánh nặng trong cuộc sống, bạn cảm thấy cơ thể trở nên uể oải, rã rời, hay bị hốt hoảng, mất ngủ và bạn lo sợ rằng mình có thể mắc một căn bệnh nan y nào đó?
Vào tình huống đó, bạn không nên lo lắng bởi đó có thể là những dấu hiệu của chứng suy nhược thần kinh, xảy ra do sự suy kiệt của não bộ do phải chịu những căng thẳng quá mức. Hãy cùng tìm hiểu xem các dấu hiệu của suy nhược thần kinh là gì để có biện pháp phòng tránh từ sớm nhé.

1. Suy nhược thần kinh làm giảm khả năng tập trung 

Bạn được giao một công việc “nhỏ như con kiến” nhưng thời gian bạn dành cho việc hoàn thành nó kéo dài đằng đẵng tựa như vài thế kỉ, bạn không thể nắm rõ hoặc chỉ hiểu công việc một cách mơ hồ. Đó là do khả năng tập trung của bạn đang có dấu hiệu “về MO”, một trong những dấu hiệu đặc trưng của thần kinh suy nhược. Để giảm tình trạng này, bạn nên tránh xa các stress, tập thư giãn và nghỉ ngơi một cách hợp lí.

                         

                       Giảm khả năng tập trung là một dấu hiệu của suy nhược thần kinh

2. Khó ngủ

Lên giường vài tiếng mà không thể ngủ vì có quá nhiều suy nghĩ cứ bay luẩn quẩn trong đầu, dễ bị kích thích chỉ bởi tiếng động nhỏ, bạn cứ lăn qua lăn lại, hay bị tỉnh dậy giữa đêm và không tài nào ngủ lại được. Tất cả những điều đó kéo dài lâu ngày sẽ làm cho sức khỏe bạn xuống dốc không phanh. Suy nhược thần kinh gây ra mất ngủ và mất ngủ làm cho bệnh trở lên trầm trọng, tất cả tạo nên một vòng xoắn bệnh lí, nếu không thay đổi lối sống thì bạn rất khó thoát ra khỏi vòng tròn đó.
3. Thay đổi thói quen ăn uống và cân nặng
Những bất ổn trong tâm trạng làm một số người bị tăng hoặc giảm cân đột ngột, một số người không muốn ăn gì, lại có người ăn rất nhiều. Hãy đi kiểm tra sức khỏe tổng quan bởi mọi sự biến đổi về ăn uống và cân nặng có thể là dấu hiệu của suy nhược thần kinh hoặc các bệnh lí nguy hiểm.
4. Nghiện rượu và thuốc lá nhiều hơn
Nhiều người bị suy nhược thần kinh, cảm thấy cuộc sống bế tắc, chán nản. Họ mượn rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác để giải quyết nỗi buồn và sự bất ổn tâm trạng nhưng điều đó lại càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh.
5. Cảm thấy cả người chỗ nào cũng có bệnh
Ngoài những vấn đề về tâm trạng, bạn còn có triệu chứng bị hồi hộp, khó thở, đau ngực, đau bụng, đau nhức xương. Những vấn đề này làm bạn hoài nghi mình bị bệnh nặng nhưng khi đi khám chuyên khoa tim mạch và dạ dày thì lại không tìm thấy nguyên nhân. Lúc đó, hãy nghĩ đến suy nhược thần kinh.
5. Xu hướng cảm thấy bị cô lập 
Chán nản làm bạn cảm thấy mọi người đang thờ ơ, bạn đành phải tự chui vào “vỏ ốc” để gặm nhấm những vấn đề không lối thoát của chính mình. Bạn cần biết rằng nếu kéo dài tình trạng này, có khả năng sẽ tiến triển thành trầm cảm. Bởi vậy, hãy chia sẻ với mọi người để được hỗ trợ tốt nhất về tâm lí.
Nếu có các dấu hiệu trên, đã đến lúc bạn nhìn nhận lại cuộc sống rồi đấy. Hãy lập ra một kế hoạch để cải thiện tâm trạng ngay, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
Bích Ngọc.

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Hợp hoan bì: Xua tan nỗi lo suy nhược thần kinh

Hợp hoan bì là vỏ cây hợp hoan, còn được biết đến với nhiều cái tên như: hợp hôn bì, dạ hợp bì, bạch hoan bì, thanh thường bì… Từ lâu, vị thuốc này đã được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian chuyên trị suy nhược thần kinh với các triệu chứng như: mất ngủ, trầm cảm, lo âu, đau nhức cơ bắp, mình mẩy.
Trong cuộc sống hiện đại quá nhiều áp lực như ngày nay, chúng ta thường bị căng thẳng và rơi vào tình trạng suy nhược thần kinh hay còn được gọi là bệnh tâm căn suy nhược. Theo Y học cổ truyền, suy nhược thần kinh gây ra do chức năng của tạng tâm và can mất thăng bằng “tâm chủ thần” do đó, một khi chức năng này bị ảnh hưởng sẽ gây ra các chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm. Ngoài ra, can chủ về tức giận, cáu gắt. Nếu chức năng này của can không được tốt, sẽ làm cho việc sơ tiết của can kém đi, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tinh thần mà xuất hiện các chứng ngủ không yên giấc, nặng thì xuất hiện một số bệnh về tinh thần. Bên cạnh đó, can còn có chức năng “chủ huyết”, là kho dự trữ huyết và điều tiết huyết cho cơ thể. Khi chức năng này kém đi sẽ dẫn đến huyết không được lưu thông tốt và gây đau nhức. Nếu huyết không thu về can khi nghỉ ngơi sẽ xuất hiện triệu chứng bồn chồn khó ngủ. Do đó, hướng điều trị là người bệnh cần có chế độ lao động, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với thuốc giúp thăng bằng lại chức năng của tâm can, giúp dưỡng tâm, an thần, sơ can, hành khí, giải uất, bổ huyết, hành huyết…

Hợp hoan bì từ lâu đã được xem là thuốc quý. 
Hợp hoan bì là một vị thuốc quý điển hình được sử dụng để điều trị chứng suy nhược thần kinh trong Y học cổ truyền. Vị thuốc này chính là vỏ khô của cây Hợp hoan (hay còn gọi là mai dương, cây lụa,…)-cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ, do đó có tên là hợp hoan (Tree of Happiness). Mùa hè và mùa thu là hai mùa tốt nhất để tước vỏ từ trên cây, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, cắt thành nhiều phần dùng làm thuốc.
Hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm và can. Chức năng chủ yếu là giúp an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu. Do vậy, được dùng chủ yếu trong các trường hợp suy nhược thần kinh, trầm cảm, mất ngủ, đau nhức xương khớp, sưng đau. Tác dụng chữa mất ngủ của vị thuốc đầu tiên được phát hiện bởi người xưa, người ta đã quan sát một hiện tượng lạ - lá của cây hợp hoan mở rộng vào ban ngày và cụp lại vào ban đêm. Người Nhật Bản gọi cây hợp hoan là “nemu-no-ki” hay “nebu-no-ki”, trong đó “nemu” có nghĩa là ngủ (cách gọi này dựa trên hiện tượng của cây vào ban đêm). Từ thực tế đó, nhiều nhà thực vật cổ đã suy đoán rằng cây này có tác dụng chữa khỏi các chứng rối loạn giấc ngủ. Trong dân gian, để chứng bất an, mất ngủ, do suy nhược thần kinh, người ta dùng hợp hoan bì sắc uống với bá tử nhân, toan táo nhân, mỗi loại 10g cho kết quả rất tốt.
Để tăng cường tác dụng của hợp hoan bì, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Để tiện cho việc sử dụng của người bệnh, bài thuốc trên đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dụng có tên là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sản phẩm, Kim Thần Khang có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, đau nhức mình mẩy, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh, suy nhược dễ bị kích thích; giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, lo âu, nghi bệnh, stress. Sản phẩm có tác dụng cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện tình trạng kém ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể...
Để hỗ trợ điều trị các trường hợp suy nhược thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), trầm cảm, đau nhức cơ thể, bồn chồn, đánh trống ngực, người bệnh nên dùng Kim Thần Khang với liều 2-4 viên/lần x 2 lần/ngày. Để nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, phòng ngừa suy nhược thần kinh và các triệu chứng nên dùng Kim Thần Khang với liều 1-3 viên/lần x 2 lần/ngày. Uống trước bữa ăn 30 phút và dùng 1 đợt liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất.
Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707
Để cập nhật những thông tin về bệnh của suy nhược thần kinh, xin mời truy cập trang web: suynhuocthankinh.vn