Có khi nào sau một áp lực công việc hay gánh
nặng trong cuộc sống, bạn cảm thấy cơ thể trở nên uể oải, rã rời, hay bị hốt
hoảng, mất ngủ và bạn lo sợ rằng mình có thể mắc một căn bệnh nan y nào đó?
Vào tình huống đó, bạn không nên lo lắng bởi
đó có thể là những dấu hiệu của chứng suy nhược thần kinh, xảy ra do sự suy
kiệt của não bộ do phải chịu những căng thẳng quá mức. Hãy cùng tìm hiểu xem
các dấu hiệu của suy nhược thần kinh là gì để có biện pháp phòng tránh từ sớm nhé.
1. Suy nhược thần kinh làm giảm khả năng tập
trung
Bạn được giao một công
việc “nhỏ như con kiến” nhưng thời gian bạn dành cho việc hoàn thành nó kéo dài
đằng đẵng tựa như vài thế kỉ, bạn không thể nắm rõ hoặc chỉ hiểu công việc một
cách mơ hồ. Đó là do khả năng tập trung của bạn đang có dấu hiệu “về MO”, một
trong những dấu hiệu đặc trưng của thần kinh suy nhược. Để giảm tình trạng này,
bạn nên tránh xa các stress, tập thư giãn và nghỉ ngơi một cách hợp lí.
Giảm khả năng tập trung là một dấu hiệu của suy nhược thần kinh
2. Khó ngủ
Lên giường vài tiếng mà không thể ngủ vì có quá
nhiều suy nghĩ cứ bay luẩn quẩn trong đầu, dễ bị kích thích chỉ bởi tiếng động
nhỏ, bạn cứ lăn qua lăn lại, hay bị tỉnh dậy giữa đêm và không tài nào ngủ lại
được. Tất cả những điều đó kéo dài lâu ngày sẽ làm cho sức khỏe bạn xuống dốc
không phanh. Suy nhược thần kinh gây ra mất ngủ và mất ngủ làm cho bệnh trở lên trầm trọng, tất cả tạo nên một vòng xoắn bệnh lí, nếu không
thay đổi lối sống thì bạn rất khó thoát ra khỏi vòng tròn đó.
3. Thay đổi thói quen ăn uống và cân nặng
Những bất ổn trong tâm trạng làm một số người bị
tăng hoặc giảm cân đột ngột, một số người không muốn ăn gì, lại có người ăn rất
nhiều. Hãy đi kiểm tra sức khỏe tổng quan bởi mọi sự biến đổi về ăn uống và cân
nặng có thể là dấu hiệu của suy nhược thần kinh hoặc các bệnh lí nguy hiểm.
4. Nghiện rượu và thuốc lá nhiều hơn
Nhiều người bị suy nhược thần kinh, cảm thấy
cuộc sống bế tắc, chán nản. Họ mượn rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác để
giải quyết nỗi buồn và sự bất ổn tâm trạng nhưng điều đó lại càng làm nghiêm
trọng thêm tình trạng bệnh.
5. Cảm thấy cả người chỗ nào cũng có bệnh
Ngoài những vấn đề về tâm trạng, bạn còn có
triệu chứng bị hồi hộp, khó thở, đau ngực, đau bụng, đau nhức xương. Những vấn
đề này làm bạn hoài nghi mình bị bệnh nặng nhưng khi đi khám chuyên khoa tim
mạch và dạ dày thì lại không tìm thấy nguyên nhân. Lúc đó, hãy nghĩ đến
suy nhược thần kinh.
5. Xu hướng cảm thấy bị cô lập
Chán nản làm bạn cảm thấy mọi người đang thờ ơ,
bạn đành phải tự chui vào “vỏ ốc” để gặm nhấm những vấn đề không lối thoát của chính
mình. Bạn cần biết rằng nếu kéo dài tình trạng này, có khả năng sẽ tiến triển
thành trầm cảm. Bởi vậy, hãy chia sẻ với mọi người để được hỗ trợ tốt nhất về
tâm lí.
Nếu có các dấu hiệu trên, đã đến lúc bạn nhìn
nhận lại cuộc sống rồi đấy. Hãy lập ra một kế hoạch để cải thiện tâm trạng
ngay, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
Bích Ngọc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét